GEL SÁT KHUẨN TAY HUMAGEL GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID-19 HIỆU QUẢ - Công ty Cổ phần Dược phẩm Vĩnh Phúc - VINPHACO Trụ sở chính : Số 777, đường Mê Linh, phường Khai Quang, tp. Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Liên hệ : (0211) 3861.233 - Email: vinphaco@vinphaco.vn

GEL SÁT KHUẨN TAY HUMAGEL GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID-19 HIỆU QUẢ

Rửa tay có thể bảo vệ sức khỏe của bạn và những người thân yêu khỏi vi-rút corona (COVID-19)

 

Nhằm bảo vệ cộng đồng khỏi vi khuẩn, virus tối ưu và trước diễn biến khó lường của dịch Covid-19, Vinphaco - Nhà sản xuất thuốc tiêm chất lượng cao hàng đầu Việt Nam đã phát triển và sản xuất sản phẩm Gel rửa tay khô HUMAGEL – Sát khuẩn tay đạt tiêu chuẩn chất lượng ISO 13485:2016.

Thành phần của HAPPY CARE bao gồm : Spimax zen, ethanol, nước tinh khiết và hương thơm Lavender. Theo bác sĩ, gel rửa tay khô có khả năng diệt các loại vi khuẩn, virus, mầm bệnh gây hại đến sức khỏe, khiến chúng không phát triển nữa và bảo vệ bàn tay sạch sẽ trong thời gian dài nhất có thể.

HUMAGEL là sản phẩm Sát khuẩn tay thường quy cho nhân viên y tế trong khám chữa bệnh, thực hiện các thủ thuật, phẫu thuật. Sát khuẩn tay trước và sau khi tiếp xúc với bệnh nhân hoặc người nghi nhiễm bệnh; trước và sau khi ăn uống; sau khi chơi thể thao; sau khi tiếp xúc với bề mặt các vật dụng, thiết bị như xe đẩy siêu thị, thang máy, tay nắm cửa…

Với hương thơm hoa Oải hương từ Pháp, HUMAGEL đem lại cảm giác dịu nhẹ thoải mái tăng cường độ ẩm, khả năng đàn hồi cho da, thích hợp với mọi loại da, đặc biệt những bạn có làn da khô, thiếu nước.

Sản phẩm HUMAGEL đã có mặt tại khắp các cơ sở Y tế cả nước, được các bác sĩ, người bệnh sử dụng và  có những phản hồi tích cực.

HUMAGEL tiện lợi và phù hợp cho nhiều mục đích sử dụng khác nhau. Với ba dạng thể tích 100ml, 500ml, và 5000ml, thuận tiện khi mang theo bên mình, sử dụng tại gia đình hoặc văn phòng nhà máy, khu công nghiệp.

Vậy là giờ đây, người dùng sẽ không còn phải đau đầu tìm kiếm sản phẩm nước rửa tay khô chất lượng, uy tín khi HUMAGEL đã có mặt tại Việt Nam. Lựa chọn HUMAGEL chính là “chiến lược” hữu hiệu để bảo vệ trọn vẹn cho sức khỏe, giúp cả gia đình thêm an tâm để phòng chống dịch Covid-19 cùng nhiều dịch bệnh nguy hiểm khác.

 
Tin tức cùng chuyên mục
SÁT KHUẨN THƯỜNG XUYÊN : BIỆN PHÁP HỮU HIỆU PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID-19

SÁT KHUẨN THƯỜNG XUYÊN : BIỆN PHÁP HỮU HIỆU PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID-19

THỰC TRẠNG DỊCH VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP CẤP DO CHỦNG MỚI CỦA VIRUS CORONA ( CoViD-19 ) Những ngày đầu năm 2020, cộng đồng thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đối mặt với một cơn bão mạnh mẽ càn quét trên phạm vi toàn cầu. Dịch Viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của Virus Corona ( gọi tắt là CoViD-19 ) tính đến ngày 14 tháng 2 đã cướp đi sinh mạng của 1491 người, với tổng số ca mắc bệnh là 65247 ca, tỷ lệ phục hồi là 10,9%. Theo đánh giá của giới chức Y tế thế giới, dịch mới chỉ ở giai đoạn bắt đầu bùng phát mạnh và có diễn biến hết sức khó lường. ( Số liệu cập nhật tại website : https://www.worldometers.info/coronavirus/ ) Tại Việt Nam, con số này là 16 người và đã có 7 ca khỏi bệnh và ra viện khỏe mạnh. Tâm dịch đang là tỉnh Vĩnh Phúc với 11 trường hợp nhiễm virus Corona.  Trước diễn phức tạp ngày càng gia tăng của dịch bệnh, nhằm góp phần hạn chế sự lây lan do nCoV gây ra, Thủ tướng Chính phủ đề nghị người dân theo dõi, bám sát các chỉ đạo tiếp theo của Thủ tướng Chính phủ, các khuyến cáo của ngành Y tế; bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe người dân trong các khu dân cư; phải chủ động, bình tĩnh, xử lý kiên quyết, có phương án, kế hoạch cụ thể để kiểm soát tốt nhất dịch bệnh này không để lan rộng. Chỉ đạo cơ quan y tế của địa phương phối hợp với các tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện tiêu độc, khử trùng phòng dịch trên địa bàn; thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định. VIRUS CORONA LÀ GÌ VÀ MỨC ĐỘ NGUY HIỂM CỦA BỆNH ? Virus Corona được phát hiện lần đầu năm 2012, đến giữa tháng 12/2019 Virus này đột biến thành một chủng mới nguy hiểm hơn và bùng phát từ thành phố Vũ Hán, Tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc ( ký hiệu bởi WHO là 2019-nCoV viết tắt của Novel Coronavirus chủng mới xuất hiện năm 2019 ). Virus Corona có thể gây bệnh ở động vật có vú, bao gồm con người. Ở người, Virus gây nhiễm trùng đường hô hấp cấp, viêm phổi cấp, suy hô hấp và nhiều biến chứng, đặc biệt ở người bị suy giảm miễn dịch hoặc mắc các bệnh khác, sức đề kháng yếu. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, đúng cách, bệnh có thể dẫn tới tử vong nhanh chóng. VIRUS CORONA LÂY TRUYỀN NHƯ THẾ NÀO ? Thời gian ủ bệnh của Virus Corona lên tới 24 ngày, lây nhiễm từ người sang người chủ yếu qua đường hô hấp thông qua : + Giao tiếp : Tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết mũi họng như : Hắt hơi, sổ mũi, nước bọt,dịch đờm,… + Lây truyền qua đồ vật tồn tại Virus Corona : Virus này có thể sống lâu trên quần áo, đồ vật và các bề mặt mà chúng ta có thể chạm vào. Virus cũng có thể bị lây từ việc ai đó chạm tay vào một vật mà người bệnh chạm vào, sau đó đưa lên miệng, mũi, mắt họ. Những người chăm sóc bệnh nhân cũng có thể bị phơi nhiễm virus khi xử lý các chất thải của người bệnh. DẤU HIỆU NHẬN BIẾT KHI NHIỄM VIRUS  Ban đầu, Virus Corona xâm nhập vào cơ thể sẽ xuất hiện một số dấu hiệu như sau : Khi phát hiện có những dấu hiệu trên, người bệnh cần thực hiện cách ly và tìm kiếm trợ giúp y tế để tránh lây lan dịch bệnh cho người thân và cộng đồng. BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH VIRUS CORONA Chúng ta hãy tự bảo vệ bản thân để phòng tránh dịch bằng các cách sau : RỬA TAY THƯỜNG XUYÊN VỚI GEL RỬA TAY KHÔ SÁT KHUẨN Y TẾ - BIỆN PHÁP HỮU ÍCH PHÒNG TRÁNH VIRUS CORONA Như đã phân tích ở trên, Virus Corona có thể sống rất lâu trên bề mặt tiếp xúc. Để phòng chống việc lây nhiễm Virus chúng ta cần một giải pháp chi phí ít nhưng lại cơ động và hiệu quả trong mọi trường hợp. Bất cứ khi nào bạn cần vệ sinh tay, chỉ cần có một hộp gel rửa tay khô bên mình nhỏ gọn cũng đã đáp ứng đủ cho bạn cả một tuần làm việc. Đặc biệt gel rửa tay khô không cần phải rửa lại với nước nên bạn có thể sử dụng mọi lúc mọi nơi. Sự tiện dụng của sản phẩm đi kèm theo lợi ích bất ngờ. Ngoài công dụng chính là sát khuẩn và vệ sinh tay, nhà sản xuất không ngừng cải thiện chất lượng sản phẩm đảm bảo an toàn, không tác dụng phụ hay biến chứng cho làn da. Hơn thế nữa, sản phẩm có thể vừa làm sạch lại có thể chăm sóc da tay, giữ ẩm và tạo lớp bảo vệ da tay. HAPPY CARE – GEL RỬA TAY KHÔ SÁT KHUẨN Y TẾ : SẢN PHẨM UY TÍN ĐẨY LÙI SỰ LÂY LAN CỦA DỊCH BỆNH Sản phẩm được nghiên cứu bởi đội ngũ dược sỹ giàu kinh nghiệm và sản xuất trên dây truyền được cấp chứng nhận ISO 13485:2016. Gel rửa tay khô Happy Care bổ sung hương Lavender dịu nhẹ, dễ chịu, giúp cho làn da bạn luôn được sạch sẽ và lưu hương đến cả ngày.    Happy Care – trợ thủ đắc lực luôn bên bạn đẩy lùi Virus Corona.
Cách mạng công nghiệp 4.0 và ứng dụng trong sản xuất dược phẩm

Cách mạng công nghiệp 4.0 và ứng dụng trong sản xuất dược phẩm

Cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra tại nhiều nước phát triển, mang đến cho con người cơ hội thay đổi bộ mặt các nền kinh tế. Nếu ngành công nghiệp dược phẩm đón được làn sóng này sẽ tạo ra sự thay đổi mạnh mẽ và đầy sáng tạo… Điểm nổi bật của công nghiệp 4.0 là gì? Công nghiệp 4.0 (Industry 4.0) là thuật ngữ rút gọn của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (Industrial Revolution 4.0), được bắt nguồn từ một dự án chiến lược công nghệ cao của Chính phủ Cộng hòa liên bang Đức về xúc tiến quá trình điện toán hóa (Computerization) nền sản xuất hàng hóa. Đó là quá trình thay đổi mô hình sản xuất và/hoặc kinh doanh, tạo ra doanh thu và giá trị mới bằng công nghệ số với đòn bẩy của công nghệ nền thế hệ thứ ba bao gồm: Điện toán di động, mạng xã hội, điện toán đám mây (i-Cloud Computing) và các gói dữ liệu lớn (Big Data), internet kết nối vạn vật  (IoT: Internet of Thing), công nghệ giám sát vận hành (OT: Operational Technology), công nghệ người máy (Robotics)… Tất cả các công nghệ nói trên sẽ tạo ra các nhà máy kết nối, phân quyền, phân cấp một cách thông minh trong sản xuất (Smart Decentralised Manufacturing), hệ thống tự tối ưu hóa (Self-optimising System) và chuỗi cung ứng số hóa trong môi trường của hệ thống thực - ảo (Cyber - physical System) bao gồm phần cứng và phềm mềm kết nối qua mạng không dây hoặc điện toán đám mây. Một định nghĩa ngắn gọn hơn về Công nghiệp 4.0 là quá trình chuyển đổi mạnh mẽ bởi công nghệ thông tin của nền sản xuất trong môi trường kết nối dữ liệu, con người, quy trình/quá trình, dịch vụ, hệ thống và cơ sở sản xuất với việc tạo ra các hệ sinh thái sản xuất mới, trên cơ sở công nghệ số là đòn bẩy và sử dụng các thông tin như là phương tiện để thực hiện nhà máy thông minh. Cách mạng công nghiệp 4.0 cho phép sản xuất ra các sản phẩm chất lượng tốt hơn có hiệu quả và hiệu dụng tốt hơn. Tác động của công nghiệp 4.0 Công nghiệp 4.0 cho phép nhà sản xuất có cái nhìn toàn diện về các công đoạn của quá trình sản xuất và buộc nhà sản xuất có trách nhiệm thông tin về nguyên liệu, về kiểm kê hàng hóa, chất lượng, về lãng phí, về kết quả đầu ra và về khách hàng… nhằm bảo đảm các cơ hội cải tiến, tiết kiệm nguồn lực tài chính, cải thiện sự hài lòng của khách hàng và cải thiện quan hệ với nhà cung cấp. Việc kết nối các thiết bị, con người, quá trình/quy trình, dịch vụ và hệ thống cung ứng bổ sung cho IoT và công nghiệp 4.0. Thời đại của “công nghệ nhúng” (Embedded Technology) chính là phương thức các thông tin và các thiết bị này được kết nối với nhau và sẵn sàng chờ lệnh từ đầu ngón tay của người sử dụng. Lợi thế của công nghệ này rất quan trọng đối với các nhà sản xuất trong thời đại cạnh tranh thị trường toàn cầu. Tiếp cận được với các thông tin có ý nghĩa giúp cho người quản lý sản xuất/dịch vụ có cái nhìn rõ ràng hơn về các công đoạn của quá trình/quy trình, cho phép phân tích tốt hơn thực trạng và có thể đưa ra các quyết định tức thời (Real Time) và có trách nhiệm để cải tiến liên tục và đạt được các quá trình/quy trình ưu việt. Theo các nhà phân tích, nền công nghiệp sản xuất/chế biến (Manufacturing Industry) sẽ được hưởng lợi nhiều nhất bởi internet kết nối vạn vật, và do đó cũng tác động đáng kể đến công nghiệp dược và công nghiệp y tế. Sản xuất dược phẩm trong thời đại số hóa Trong tương lai gần, tại các nhà máy dược phẩm, công nghệ phân tích quy trình (PAT: Process Analytical Technology) đã được thảo luận rất nhiều và thử nghiệm ở quy mô pilot trong các tập đoàn và công ty dược phẩm hàng đầu hàng chục năm qua nhưng chưa được áp dụng rộng rãi ở quy mô lớn, chắc chắn sẽ trở thành hiện thực trong các nhà máy dược phẩm hiện đại. Sẽ có hàng trăm, thậm chí hàng ngàn thiết bị thông minh được kết nối, hoặc nói như thuật ngữ công nghệ thông tin, được “nhúng” (embedded) vào các quá trình và công nghệ sản xuất dược phẩm để thu thập các dữ liệu và thông tin một cách “tức thời” (Real Time), ví dụ trong các nhà máy được điều hành bằng hệ thống SCADA (Supervisory Control and Data Acquisition), để thay thế cho việc thực hiện các phép kiểm tra chất lượng theo truyền thống. Các “nhà máy dược phẩm thông minh” sẽ không còn sản xuất dược phẩm theo lô (Batch Process) mà là một quá trình sản xuất liên tục được thực hiện bởi các thiết bị và công cụ thông minh có khả năng giao tiếp với nhau (Machine to Machine Communication) và với con người (Human Machine Interface). Xử lý dữ liệu thông minh - Chất lượng dược phẩm tốt hơn Sẽ diễn ra việc số hóa một khối lượng khổng lồ các dữ liệu sản xuất theo truyền thống vẫn in trên giấy và/hoặc ghi chép trong sổ sách. Chắc chắn internet kết nối vạn vật sẽ hoàn toàn thực hiện một cuộc cách mạng trong công việc này. Hàng ngàn tỷ byte (Terabyte) dữ liệu điện tử về sản xuất/kinh doanh trong các nhà máy/công ty sẽ được tạo ra và lưu trữ thay vì phải xây dựng các kho để lưu trữ văn bản dữ liệu (theo yêu cầu của nhà sản xuất và yêu cầu của cơ quan quản lý). Các nhà sản xuất - kinh doanh dược phẩm sẽ ứng dụng các giải pháp “thuật toán đám mây” được hỗ trợ bởi công nghệ “chuỗi khối” (block chain) phân cấp lưu trữ thông tin trong các khối dữ liệu liên kết với nhau trong đó các hoạt động của hệ thống sẽ được ghi lại tức thời theo thời gian. Tất cả các công nghệ này sẽ thách thức “não trạng” truyền thống của các nhà quản lý và các doanh nghiệp về các khái niệm “lưu trữ dữ liệu”, bảo đảm “sự toàn vẹn của dữ liệu”, về “bí mật” và “bảo mật” dữ liệu (Data Privacy and Protection). Các dữ liệu sẽ được xử lý một cách thông minh, kết nối với các phân tích và hợp nhất với thông tin của người sử dụng cuối cùng, cho phép sản xuất ra các sản phẩm chất lượng tốt hơn, có hiệu quả và hiệu dụng tốt hơn. Tuy nhiên, cũng giống như các ngành nghề khác, khi áp dụng công nghệ 4.0, công nghiệp dược phẩm cũng sẽ phải đối mặt với các thách thức về bảo mật, bảo vệ các bí quyết công nghệ, sự vẹn toàn của quá trình sản xuất, tinh giảm nhân lực… PGS.TS. Lê Văn Truyền (Chuyên gia cao cấp Dược học, nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế) Theo Báo Sức khỏe và đời sống          
Nguy cơ dịch Ebola lây lan vào Việt Nam: Không nên chủ quan

Nguy cơ dịch Ebola lây lan vào Việt Nam: Không nên chủ quan

Theo đánh giá của bộ Y tế, hiện tại, nguy cơ dịch Ebola lây lan vào nước ta là thấp nhưng không loại trừ việc ghi nhận trường hợp bệnh Ebola về từ vùng có dịch tại Việt Nam. Trước tình hình dịch bệnh do vi rút Ebola diễn biến phức tạp tại Cộng hòa dân chủ Công Gô (gọi tắt là Công Gô), theo đánh giá của bộ Y tế, hiện tại, nguy cơ dịch Ebola lây lan vào nước ta là thấp, tuy nhiên không loại trừ việc ghi nhận trường hợp bệnh Ebola về từ vùng có dịch tại Việt Nam. Để chủ động ngăn ngừa dịch bệnh Ebola xâm nhập vào nước ta, bộ Y tế sẽ tiếp tục đẩy mạnh triển khai giám sát tại cửa khẩu và tại các bệnh viện nhằm phát hiện sớm trường hợp nghi ngờ mắc bệnh Ebola, đặc biệt là những người có tiền sử về từ vùng có dịch; các bệnh viện tăng cường công tác kiểm soát nhiễm khuẩn, sẵn sàng khu vực cách ly thu dung, điều trị ngay cả khi phát hiện trường hợp nghi ngờ mắc Ebola tại Việt Nam; rà soát lại kế hoạch hành động và các hướng dẫn chuyên môn về phòng chống, đáp ứng với dịch bệnh do vi rút Ebola; thường xuyên cập nhật và chia sẻ tình hình dịch bệnh Ebola tại Công Gô và tại các nước trên thế giới; Phối hợp với các đơn vị truyền thông và các Bộ, ban, ngành liên quan để đưa tin về tình hình dịch bệnh. Ảnh minh họa. Theo thông tin từ cục Y tế dự phòng, bộ Y tế, bệnh do vi rút Ebola là một bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm thuộc nhóm A có khả năng lây lan nhanh và tỷ lệ tử vong cao (có thể lên đến 90%). Bệnh lây từ động vật hoặc người nhiễm bệnh sang người qua tiếp xúc trực tiếp với máu, dịch tiết, bộ phận cơ thể của người mắc bệnh, động vật bị bệnh hoặc tiếp xúc với môi trường, dụng cụ bị ô nhiễm bởi dịch tiết của người, động vật mắc bệnh; chế biến hoặc ăn thịt thú rừng bị nhiễm bệnh. Người thân, nhân viên y tế chăm sóc, điều trị, tiếp xúc gần với người, động vật nhiễm vi rút Ebola, người tiếp xúc trực tiếp với thi thể người chết do nhiễm vi rút Ebola, người tiếp xúc với động vật chết do nhiễm hoặc nghi nhiễm vi rút Ebola là người có nguy cơ mắc bệnh cao. Trong dịch bệnh sốt xuất huyết do vi rút Ebola, các nhóm có nguy cơ cao nhiễm vi rút gồm: - Thành viên gia đình hay người tiếp xúc gần với người mắc bệnh. - Người đi dự tang lễ tiếp xúc trực tiếp với thi thể người chết do nhiễm vi rút Ebola. - Người đi săn tiếp xúc với động vật chết do nhiễm vi rút Ebola trong rừng. - Cán bộ y tế. Dấu hiệu nhận biết và triệu chứng bệnh do virus Ebola - Người mắc bệnh do virus Ebola thường xuất hiện triệu chứng như sốt đột ngột, mệt mỏi kéo dài, đau cơ, đau đầu, đau họng. - Tiếp theo là các triệu chứng nôn, tiêu chảy, phát ban, suy thận, suy gan. - Một số trường hợp bị chảy máu trong nội tạng và chảy máu ngoài. - Thời gian ủ bệnh từ 2 đến 21 ngày. Bệnh nhân dễ lây truyền bệnh ngay khi bắt đầu xuất hiện triệu chứng. Chính vì thế, nên đến ngay cơ sở y tế nếu sống trong khu vực có dịch bệnh do vi rút Ebola hay khi tiếp xúc với người nhiễm hay nghi ngờ nhiễm vi rút Ebola và khi bắt đầu thấy xuất hiện các triệu chứng của bệnh. Bất kỳ trường hợp nghi ngờ mắc bệnh nào cũng cần được thông báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất và được chăm sóc y tế nhằm giảm nguy cơ tử vong. Cần kiểm soát sự lây truyền của bệnh và tiến hành ngay các biện pháp phòng chống nhiễm khuẩn. Phương pháp điều trị bệnh sốt xuất huyết do vi rút Ebola Bệnh nhân mắc bệnh sốt xuất huyết do vi rút Ebola cần được điều trị tích cực, được bù nước với các dung dịch điện giải qua đường uống hay truyền tĩnh mạch. Hiện chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu cho bệnh này. Nhiều bệnh nhân đã khỏi bệnh sau khi được chăm sóc y tế thích hợp. Để kiểm soát sự lây truyền của vi rút, người mắc bệnh hay nghi ngờ mắc bệnh cần được cách ly với các bệnh nhân khác trong cơ sở y tế và được nhân viên y tế điều trị với việc tuân thủ các biện pháp phòng chống nhiễm khuẩn đã khuyến cáo. Với các bệnh dịch khác, theo thông tin từ WHO, từ đầu năm 2018 đến nay tại Trung Quốc vẫn tiếp tục ghi nhận các trường hợp mắc cúm A (H7N9) trên người (03 trường hợp), và tại các quốc gia Trung Đông tiếp tục ghi nhận các trường hợp mắc bệnh do vi rút MER-CoV (02 trường hợp). Tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương, các trường hợp mắc sốt xuất huyết, tay chân miệng tiếp tục ghi nhận tại nhiều nước trong khu vực, tuy nhiên số trường hợp mắc tại các quốc gia đều thấp hơn so với cùng kỳ năm 2017. Tại Việt Nam, từ đầu năm 2018 đến nay số trường hợp mắc sốt xuất huyết, tay chân miệng giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2017. Các bệnh truyền nhiễm gây dịch khác ổn định, không có ổ dịch bùng phát trong cộng đồng. Trong các tháng đầu năm 2018, cũng không ghi nhận ổ dịch Cúm trên gia cầm và không ghi nhận trường hợp nghi mắc cúm gia cầm trên người. Để ngăn chủ động phát hiện và ngăn chặn việc bùng phát dịch bệnh, trong thời gian tới bộ Y tế tiếp tục duy trì và triển khai các biện pháp phòng chống, cụ thể như sau: - Theo dõi, giám sát chặt chẽ tình hình hình dịch bệnh trong nước và quốc tế để kịp thời thông báo, chỉ đạo kịp thời tới các đơn vị, địa phương triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh. - Tăng cường giám sát bệnh chủ động tại cửa khẩu và cộng đồng, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh, kịp thời thu dung, cách ly, điều trị bệnh nhân, xử lý ổ dịch triệt để; sẵn sàng đáp ứng với các tình huống về dịch bệnh nhằm hạn chế lây lan không để bệnh dịch bùng phát, lan rộng, đặc biệt đối với dịch bệnh Ebola, MERS-CoV, cúm A(H7N9)... và các bệnh lưu hành (tay chân miệng, sốt xuất huyết, sởi, sốt rét, dại, liên cầu lợn ...). - Duy trì hoạt động của Văn phòng đáp ứng khẩn cấp với các tình huống dịch bệnh của bộ Y tế, thường xuyên tổ chức đánh giá nguy cơ và chuẩn bị phương án, kịch bản ứng phó với các tình huống về dịch bệnh và các nguy cơ về y tế công cộng. - Liên hệ chặt chẽ với Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Cơ quan đầu mối thực hiện Điều lệ y tế quốc tế của các nước kịp thời chia sẻ và cập nhật thông tin về tình hình dịch bệnh cúm A(H7N9), Ebola, MER-CoV và các bệnh dịch nguy hiểm khác. - Thường xuyên cung cấp thông tin truyền thông, khuyến cáo cộng đồng phòng, chống dịch bệnh trên các phương tiện truyền thông đại chúng, cung cấp thông tin cho báo chí để phối hợp tăng cường truyền thông cho cộng đồng chủ động phòng bệnh.   Theo Người đưa tin
Cảnh báo: bệnh tay chân miệng đã vào mùa

Cảnh báo: bệnh tay chân miệng đã vào mùa

Các chuyên gia cảnh báo, thời gian từ tháng 4 đến tháng 6, với những tác động của điều kiện thời tiết ở nước ta, bệnh tay chân miệng sẽ bước vào giai đoạn gia tăng, nếu không có giải pháp phòng và xử lý ca bệnh, ổ dịch triệt để sẽ tiềm ẩn nguy cơ bệnh phát tán trên diện rộng. Bệnh tay chân miệng nguy hiểm như thế nào Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi. Bệnh lây lan qua tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết của trẻ bệnh hoặc gián tiếp qua bàn tay, vật dụng nhiễm dịch tiết có chứa vi rút. Đa phần trẻ có diễn biến nhẹ nhưng bệnh cũng có thể có biến chứng nguy hiểm và đặc biệt là diễn biến rất nhanh chỉ trong vòng vài giờ. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng nặng như sốc, viêm não, viêm màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp thậm chí dẫn đến tử vong. Bệnh có dấu hiệu gì? Các dấu hiệu của bệnh tay chân miệng bao gồm: sốt (sốt nhẹ hoặc sốt cao) và tổn thương ở da (dát đỏ, mụn nước ở các vị trí đặc biệt như họng, quanh miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, đầu gối…). Tuy nhiên, nhiều khi cha mẹ phải rất tinh ý mới phát hiện kịp thời. Trẻ quấy khóc khác thường, sốt cao không hạ và giật mình là BA TRIỆU CHỨNG rất sớm báo hiệu nguy cơ bệnh tay chân miệng có thể diễn biến nặng. Khi trẻ quấy khóc khác thường là có thể do tình trạng nhiễm độc thần kinh ở giai đoạn rất sớm. Giật mình là dấu hiệu của tình trạng nhiễm độc thần kinh. Phòng ngừa thế nào cho đúng? Do đó, để phòng bệnh trong cộng đồng, cần phải rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày (cả người lớn và trẻ em), đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn/cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ. Thực hiện tốt vệ sinh ăn uống: ăn chín, uống chín; Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh. Nếu trẻ mắc tay chân miệng cần cách ly trẻ tại nhà, không đến nhà trẻ, trường học, nơi các trẻ chơi tập trung trong 10-14 ngày đầu của bệnh. Chăm sóc trẻ tại nhà thế nào? Với những trẻ bị tay chân miệng thể nhẹ (chỉ có mụn nước và loét miệng), có thể chăm sóc và theo dõi điều trị ở nhà. Cụ thể: Về dinh dưỡng: Cho trẻ uống nhiều nước mát và ăn thức ăn dễ tiêu. Không làm trẻ đau họng thêm bằng cách dùng muỗng mềm cho ăn, không cho ngậm vú nhựa, không cho ăn, uống đồ có vị chua hoặc có gia vị. Thuốc men: Chỉ dùng thuốc để hạ sốt và giảm đau và các thuốc khác do bác sĩ kê. Bù đủ nước cho bệnh nhân nếu có sốt cao. Vệ sinh miệng thường xuyên bằng các dung dịch sát khuẩn. Tại các vị trí bị thương tổn ngoài da, bôi các dung dịch sát khuẩn để tránh bội nhiễm. Có thể súc miệng bằng nước muối loãng nếu trẻ súc được. Cách ly và thực hiện vệ sinh thân thể: Cách ly trẻ bị bệnh với các trẻ khác trong nhà. Người lớn khi tiếp xúc và chăm sóc trẻ bệnh nên mang khẩu trang y tế cho mình và cho cả trẻ bệnh. Khi nào cần cho trẻ nhập viện? …khi trẻ có một trong các dấu hiệu sau: sốt cao 39oC trở lên hoặc sốt cao kéo dài từ 48 giờ trở đi; quấy khóc, bứt rứt, ói nhiều; ngủ lịm, dễ giật mình, hoảng hốt, run tay chân, chới với, đi loạng choạng, mạch nhanh không tương ứng với nhiệt độ thân người; thở khó/ thở nhanh, da nổi vằn... Các chuyên gia cảnh báo, thời gian từ tháng 4 đến tháng 6, với những tác động của điều kiện thời tiết ở nước ta, bệnh tay chân miệng sẽ bước vào giai đoạn gia tăng, nếu không có giải pháp phòng và xử lý ca bệnh, ổ dịch triệt để sẽ tiềm ẩn nguy cơ bệnh phát tán trên diện rộng. Bệnh tay chân miệng nguy hiểm như thế nào Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi. Bệnh lây lan qua tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết của trẻ bệnh hoặc gián tiếp qua bàn tay, vật dụng nhiễm dịch tiết có chứa vi rút. Đa phần trẻ có diễn biến nhẹ nhưng bệnh cũng có thể có biến chứng nguy hiểm và đặc biệt là diễn biến rất nhanh chỉ trong vòng vài giờ. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng nặng như sốc, viêm não, viêm màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp thậm chí dẫn đến tử vong. Bệnh có dấu hiệu gì? Các dấu hiệu của bệnh tay chân miệng bao gồm: sốt (sốt nhẹ hoặc sốt cao) và tổn thương ở da (dát đỏ, mụn nước ở các vị trí đặc biệt như họng, quanh miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, đầu gối…). Tuy nhiên, nhiều khi cha mẹ phải rất tinh ý mới phát hiện kịp thời. Trẻ quấy khóc khác thường, sốt cao không hạ và giật mình là BA TRIỆU CHỨNG rất sớm báo hiệu nguy cơ bệnh tay chân miệng có thể diễn biến nặng. Khi trẻ quấy khóc khác thường là có thể do tình trạng nhiễm độc thần kinh ở giai đoạn rất sớm. Giật mình là dấu hiệu của tình trạng nhiễm độc thần kinh. Phòng ngừa thế nào cho đúng? Do đó, để phòng bệnh trong cộng đồng, cần phải rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày (cả người lớn và trẻ em), đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn/cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ. Thực hiện tốt vệ sinh ăn uống: ăn chín, uống chín; Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh. Nếu trẻ mắc tay chân miệng cần cách ly trẻ tại nhà, không đến nhà trẻ, trường học, nơi các trẻ chơi tập trung trong 10-14 ngày đầu của bệnh. Chăm sóc trẻ tại nhà thế nào? Với những trẻ bị tay chân miệng thể nhẹ (chỉ có mụn nước và loét miệng), có thể chăm sóc và theo dõi điều trị ở nhà. Cụ thể: Về dinh dưỡng: Cho trẻ uống nhiều nước mát và ăn thức ăn dễ tiêu. Không làm trẻ đau họng thêm bằng cách dùng muỗng mềm cho ăn, không cho ngậm vú nhựa, không cho ăn, uống đồ có vị chua hoặc có gia vị. Thuốc men: Chỉ dùng thuốc để hạ sốt và giảm đau và các thuốc khác do bác sĩ kê. Bù đủ nước cho bệnh nhân nếu có sốt cao. Vệ sinh miệng thường xuyên bằng các dung dịch sát khuẩn. Tại các vị trí bị thương tổn ngoài da, bôi các dung dịch sát khuẩn để tránh bội nhiễm. Có thể súc miệng bằng nước muối loãng nếu trẻ súc được. Cách ly và thực hiện vệ sinh thân thể: Cách ly trẻ bị bệnh với các trẻ khác trong nhà. Người lớn khi tiếp xúc và chăm sóc trẻ bệnh nên mang khẩu trang y tế cho mình và cho cả trẻ bệnh. Khi nào cần cho trẻ nhập viện? …khi trẻ có một trong các dấu hiệu sau: sốt cao 39oC trở lên hoặc sốt cao kéo dài từ 48 giờ trở đi; quấy khóc, bứt rứt, ói nhiều; ngủ lịm, dễ giật mình, hoảng hốt, run tay chân, chới với, đi loạng choạng, mạch nhanh không tương ứng với nhiệt độ thân người; thở khó/ thở nhanh, da nổi vằn... (TH)
Nhiều dịch vụ y tế giảm giá

Nhiều dịch vụ y tế giảm giá

Viện phí được điều chỉnh tới đây là nhóm tiền khám bệnh, ngày giường và một dịch vụ cận lâm sàng, đều là những dịch vụ có tần suất sử dụng cao trong các cơ sở y tế. Bộ Y tế cho biết dự kiến lần điều chỉnh giá tới đây, giá khám chữa bệnh sẽ giảm từ 10%-30% tùy hạng bệnh viện (BV). Theo đó, tiền khám bệnh ở BV hạng đặc biệt và hạng 1 giảm từ 39.000 đồng xuống 35.000 đồng/lượt khám; BV hạng 2 từ 35.000 đồng xuống 29.000 đồng; BV hạng 3 từ 31.000 đồng xuống 23.000 đồng, BV hạng 4 và trạm y tế xã từ 29.000 đồng xuống 20.000 đồng. Giá khám bệnh giảm nhiều Một số dịch vụ cận lâm sàng như: siêu âm giảm từ 49.000 đồng xuống 39.500 đồng; chụp X-quang số hóa 1 phim từ 69.000 đồng xuống 62.900 đồng; chụp CT Scanner đến 32 dãy không có thuốc cản quang từ 536.000 đồng giảm còn 520.900 đồng; chụp CT Scanner đến 32 dãy có thuốc cản quang giảm từ 970.000 đồng xuống 945.300 đồng; chụp cộng hưởng từ (MRI) có thuốc cản quang từ 2.336.000 đồng xuống 2.279.000 đồng; siêu âm can thiệp - đặt ống thông dẫn lưu ổ áp xe từ 2.058.000 đồng xuống 599.100 đồng; phẫu thuật cắt amidan bằng dao điện giảm từ 3.679.000 đồng xuống 1.603.000 đồng. Người nhà bệnh nhân thanh toán viện phí tại Bệnh viện Nội tiết trung ương Một số dịch vụ y học cổ truyền như các phương pháp châm từ 81.800 đồng xuống 75.200 đồng; hồng ngoại 41.100 đồng xuống 38.200 đồng; laser châm từ 78.500 đồng xuống 33.000 đồng, thủy trị liệu 84.300 đồng xuống 71.200 đồng, xoa bóp cục bộ bằng tay 59.500 đồng xuống 43.100 đồng; xoa bóp toàn thân từ 87.000 đồng xuống 49.500 đồng; tắm điều trị bệnh nhân hồi sức, cấp cứu bỏng từ 1.082.000 đồng xuống 757.400 đồng. Một số dịch vụ thăm dò chức năng như điện não đồ, điện tâm đồ, đo chức năng hô hấp cũng giảm từ 5.000- 15.000 đồng/dịch vụ. Theo lãnh đạo Bộ Y tế, việc điều chỉnh giá dịch vụ y tế theo hướng sắp tới nhiều dịch vụ sẽ giảm giá là do thời gian qua, việc thực hiện thông tuyến khám chữa bệnh, số lượng người bệnh đến khám tại các cơ sở y tế tuyến huyện tăng cao. Số lượng bệnh nhân trên tổng số bàn khám ở một số nơi tăng từ 20%- 40%. Do đó, cùng với việc điều chỉnh giảm giá một số dịch vụ y tế, Bộ Y tế dự kiến sẽ điều chỉnh tổng số bệnh nhân được bác sĩ khám trong 1 ngày làm việc 8 giờ từ 35 người lên 45 đến 50 người/bàn khám. Giảm ngân sách cấp cho bệnh viện Mới đây, tại buổi làm việc với Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ về lộ trình điều chỉnh viện phí, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết dự kiến trong tháng 5 sẽ có khoảng 40 dịch vụ y tế được điều chỉnh. Đây là các dịch vụ thường xuyên được sử dụng trong khám chữa bệnh. Sau đó, tiến tới sẽ xây dựng lại giá cho các dịch vụ y tế khác. Theo ông Nguyễn Nam Liên, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính (Bộ Y tế), Thông tư 37 về giá các dịch vụ y tế tại các BV cùng hạng ban hành từ năm 2015 là một bước tiến quan trọng trong lộ trình tính đúng, tính đủ giá dịch vụ y tế quy định tại Nghị định 16 của Chính phủ; góp phần làm tăng tỉ lệ tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), tăng số đơn vị tự bảo đảm chi thường xuyên; giảm ngân sách cấp cho các BV (TP HCM giảm khoảng 1.200 tỉ đồng, Thái Nguyên khoảng 170 tỉ đồng, Nghệ An khoảng 330 tỉ đồng, Bình Định 110 tỉ đồng…). Theo báo cáo của Bảo hiểm Xã hội (BHXH) Việt Nam, một số cơ sở y tế có một số đơn vị có lượt khám bệnh/bàn khám cao hơn định mức số lượt khám tính giá (theo quy định là 35 bệnh nhân/bàn khám/ngày, nhưng thực tế nhiều cơ sở khám 80-100 bệnh nhân/bàn khám/ngày); một số đơn vị có tỉ lệ sử dụng giường bệnh thực tế cao hơn số giường kế hoạch; số lượt chiếu, chụp, chẩn đoán, siêu âm, nội soi tai mũi họng cũng cao hơn định mức tính giá. Như vậy, nếu các cơ sở y tế này vẫn tính giá dịch vụ như quy định là không hợp lý. BHXH Việt Nam cho rằng các đơn vị này chỉ định người bệnh điều trị nội trú, sử dụng dịch vụ bất hợp lý, coi đây là một trong các nguyên nhân chủ yếu gây nên bội chi quỹ BHYT. BHXH Việt Nam đề nghị điều chỉnh giá một số dịch vụ bằng 70%-80% mức giá hiện nay. "Do đó, Bộ Y tế sẽ khảo sát lại giá dịch vụ y tế cho sát với giá thị trường hiện nay, đồng thời sẽ điều chỉnh các chi phí bất hợp lý. Dịch vụ nào cần tăng sẽ điều chỉnh tăng, dịch vụ nào cần giảm sẽ giảm. Trước mắt, tháng 5 sẽ điều chỉnh 40 dịch vụ y tế" - ông Liên nhấn mạnh. Rà soát giá 18.000 dịch vụ y tế Cũng theo Bộ trưởng Bộ Y tế, hiện nay Việt Nam có tới 18.000 dịch vụ y tế, mỗi dịch vụ được ban hành một giá riêng. Điều này gây khó khăn cho việc thanh toán và giám định BHYT của cả các bệnh viện và BHXH. Theo lộ trình, đến năm 2020, Bộ Y tế sẽ hoàn thiện lại danh mục giá dịch vụ y tế, giảm xuống còn 2.000-3.000 dịch vụ. Các dịch vụ y tế sẽ được gom theo từng nhóm với quy định về giá trần, chẳng hạn các dịch vụ X-quang tay, chân, khuỷu tay, khuỷu chân… như hiện nay chỉ ban hành giá một dịch vụ X-quang.   Theo Người Lao Động